VỆ SINH QUÁN CÀ PHÊ: BÍ QUYẾT GIỮ CHÂN KHÁCH HÀNG LÂU DÀI
Rất nhiều trường hợp ngộ độc hoặc đau bụng do mua đồ ăn đồ uống từ những cửa hàng kinh doanh ăn uống có quy trình chế biến và bảo quản kém. Khiến cho không ít người gặp trở ngại về sức khỏe sau khi mua đồ ăn trúng những cửa hàng làm ăn kiểu như vậy.
Trường hợp nặng thì khách hàng bị ngộ độc thì phải nhập viện. Trường hợp nhẹ thì đau bụng, tiêu chảy và ói mửa. Nói chung các trường hợp này có nhiều nguyên nhân, có thể là do nguyên liệu ăn uống kém chất lượng và không có nguồn gốc rõ ràng. Hoặc có thể là do cách bảo quản nguyên liệu, cách vệ sinh và quy trình chế biến chưa được sạch sẽ.
Với nguyên nhân gây hại từ các nguyên liệu cà phê giá rẻ có chất lượng kém và không có nguồn gốc rõ ràng. Chủ quán có thể dễ dàng thay đổi nguồn nhập hàng nguyên liệu và lựa chọn các thương hiệu uy tín trên thị trường. Là có thể cải thiện được chất lượng sản phẩm món uống cà phê và đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Nhưng với nguyên nhân là cách bảo quản và quy trình chế biến chưa sạch sẽ thì đây là vấn đề nằm ở khâu vệ sinh. Cho dù nguyên liệu cà phê của bạn có chất lượng đến mấy nhưng khâu vệ sinh của quán bạn kém thì vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe khách hàng như đau bựng, tiêu chảy, ói mữa, nếu gặp người sức khỏe yếu thì vẫn có thể nhập viện.
Bạn thử nghĩ xem, khách hàng nào uống cà phê ở quán của bạn xong cũng đều gặp phải tình trạng đau bụng và tiêu chảy thì trước sau gì họ cũng bỏ chạy và không bao giờ quay lại quán cà phê của bạn nữa.
Việc vệ sinh nghe qua thấy là dễ dàng nhưng thực tế nó không hề đơn giản. Đặc biệt với những người làm biếng thì việc vệ sinh lại càng dễ bị bỏ qua hoặc có làm đi chăng nữa thì cũng chỉ làm cho có lệ. Kết quả là khâu vệ sinh vẫn không được đảm bảo.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số cách để đảm bảo vệ sinh quán cà phê, nhằm giúp cho những bạn mới chuẩn bị kinh doanh cà phê trong tương lai có thể kinh doanh hiệu quả và giữ chân được khách hàng lâu dài. Kiếm khách hàng thì dễ lắm, cái khó là chăm sóc và giữ chân khách hàng ở lại được với mình.
Bảo Quản Nguyên Liệu
Nguyên liệu đối với lĩnh lực kinh doanh cà phê thì có một số nguyên liệu chính, bao gồm cà phê hạt, cà phê bột, đường và sữa bò. Các nguyên liệu này sẽ được chế biến thông qua các hành động pha chế bằng sự kết hợp với các công cụ pha chế khác. Cuối cùng thành phẩm sẽ là món uống cà phê thơm ngon, giả thuyết là các nguyên liệu kể trên được bảo quản tốt.
Ảnh minh họa: Bảo quản nguyên liệu tốt, giúp chủ quán làm ra những ly cà phê thơm ngon và an toàn cho khách hàng
Trên thực tế, các nguyên liệu pha cà phê khi được chuẩn bị tại quầy hoặc lưu trữ trong kho thì không phải sử dụng trong ngày, mà sử dụng trong rất nhiều ngày, nhiều tuần và nhiều tháng. Vì vậy chúng cần được bảo quản trong điều kiện tốt để chúng sử dụng được lâu dài, không bị biến chất, không bị giảm chất lượng và không gây hại đến sức khỏe người uống cà phê.
Mặc dù hạn sử dụng mà nhà sản xuất nguyên liệu để trên các bao bì là còn rất xa so với ngày hiện tại. Nhưng cách bảo quản của bạn không tốt thì chúng vẫn bị hỏng và biến chất như thường. Trong trường hợp này, nếu bạn tiếc rẻ, cố sử dụng để pha cà phê cho khách là nguy cơ người uống sẽ gặp vấn đề về sức khỏe.
Để các nguyên liệu pha cà phê được sử dụng lâu dài, ổn định chất lượng và tối ưu hóa chi phí thì buộc bạn phải biết cách bảo quản chúng. Nên bảo quản chúng ở môi trường lý tưởng, tại nơi bản quản phải sạch sẽ, không ẩm mốc, thoáng mát, không có ánh nắng mặt trời chiếu vào và đặc biệt là không có côn trùng.
Bảo Quản Bao Bì Sản Phẩm
Hiện nay, các cửa hàng kinh doanh cà phê đều phải sử dụng ly giấy hoặc ly nhựa PET để làm bao bì đựng món uống cà phê để phục vụ cho khách hàng mua mang đi hoặc uống tại quán. Chính vì vậy, việc bao bì đựng món uống cà phê cũng tiếp xúc trực tiếp với nước cà phê, nên nếu những chiếc ly đựng không sạch sẽ thì vẫn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thực khách.
Ảnh minh họa: Ly giấy cà phê chất lượng, mang lại cà phê thơm ngon cho khách hàng
Để bảo quản bao bì đựng cho sản phẩm món cà phê, bản hay lựa chọn nơi bảo quản có điều kiện tốt. Thoáng mát, không có ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, không ẩm mốc, khô ráo và không có côn trùng xung quanh như kiến và dán.
Bảo Quản Công Cụ Và Trang Thiết Bị
Một số công cụ được sử dụng trong khâu pha chế cà phê phổ biến gồm có bình nấu nước nóng, phin cà phê, ly thủy tinh và máy đánh cà phê.
Với bình nước nóng, thỉnh thoảng bạn nên vệ sinh từ trong ra ngoài, đặc biệt là với các bình làm bằng kim loại thì vẫn có trường hợp rỉ sét và ố vàng ở bên trong. Bạn nên sử dụng bùi nhùi rửa chén và chùi sạch lớp ố vàng bên trong bình.
Với phin cà phê, ly thủy tinh và máy đánh cà phê thì bạn nên vệ sinh lại chúng sau mỗi thực hiện pha chế cho khách hàng. Nếu pha chế rồi mà bạn tiếp tục để đó, không vệ sinh và sử dụng cho khách hàng tiếp thì vi khuẩn trên các dụng cụ này sẽ sinh sôi và dể thu hút kiến và ruồi đậu vào. Sau khi rửa chúng bằng nước sạch, bạn nên sử dụng khăn để lau khô hoặc đặt chúng ở nơi thoáng và có gió để mau khô.
Ảnh minh họa: Bảo quản và vệ sinh công cụ & trang thiết bị pha cà phê thường xuyên
Với những bạn kinh doanh cà phê pha máy thì sẽ có trang bị máy xay cà phê và máy pha cà phê. Với một quán cà phê nhỏ thì đầu tư 2 máy này cũng mất một số tiền kha khá. Việc bảo quản chúng là điều đương nhiên để gia tăng tuổi thọ và đảm bảo được tiêu chí vệ sinh sạch sẽ giúp mang lại những ly cà phê thơm ngon và an toàn cho khách hàng. Bạn nên thường xuyên vệ sinh và lau chùi chúng sau mỗi ngày sử dụng.
Chăm Sóc Khu Vực Pha Chế
Khu vực pha chế càng bề bộn là càng tạo điều kiện cho các vị khuẩn phát triển và cản trở nhiều đến khâu vệ sinh khi pha chế. Chính vì vậy, khu vực pha chế cần phải được chăm sóc chu đáo. Sắp xếp khu vực pha chế khoa học, khu nào để nguyên liệu, khu nào để trang thiết bị, khu nào rửa ly, khu nào để rác pha chế.
Ảnh minh họa: Khu vực pha chế ngăn nắp & vệ sinh sạch sẽ
Khi sắp xếp khu vực khoa học, bạn sẽ thấy rất dễ dàng thao tác và đặc biệt là khâu vệ sinh cũng được thuận lợi hơn. Bạn nên lau chùi, dọn dẹp và sắp xếp chúng lại gọn gàng sau mỗi ngày làm việc để luôn duy trì trạng thái sạch sẽ cho khu vực pha chế và mang lại sự thoải mái cho khách hàng.
Vì quầy bar nói chung hay khu vực pha chế nói riêng là khu vực mà khách hàng sẽ đứng và quan sát rất nhiều trong lúc họ order món uống. Quầy bar của càng gọn gàng, sạch sẽ thì càng lấy điểm chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
Vệ Sinh Không Gian Quán
Khách hàng đến quán cà phê vì nhiều lý do như để thư giãn, để làm việc hoặc bàn chuyện làm ăn với đối tác. Nói chung họ đến quán của bạn vì không gian quán cà phê của bạn mang lại cho họ sự thoải mái. Chính vì thế việc vệ sinh những khu vực công cộng là điều bạn phải hết sức chú ý.
Bạn phải duy trì tổng thể không gian quán của bạn luôn sạch sẽ. Để làm được việc này, bạn nên chú ý đến vệ sinh khu vực bên ngoài lẫn bên trong. Bên ngoài là khu cảnh quan ở mặt tiền như sân đậu xe của khách. Còn ở bên trong là lối đi chung (cầu thang, lối đi giữa các khu bàn ghế), nhà vệ sinh, bàn nghế, thùng rác.
Ảnh minh họa: Vệ sinh không gian quán thường xuyên, mang lại không gian sạch sẽ cho khách hàng
Bạn phải thường xuyên chú ý đến các khu vực kể trên, vệ sinh chúng hàng ngày, để luôn đảm bảo không gian quán của bạn luôn sạch sẽ và thoáng mát. Từ đó mới mang lại sự thoải mái cho khách hàng và giữ chân khách hàng một cách lâu dài.
Có thể làm việc vệ sinh sau khi kết thúc ca cuối cùng trong ngày. Hoặc có thể là để sáng ngày hôm sau cho các bạn nhân viên ở ca sáng lên sớm để dọn dẹp, trường hợp ca cuối trong ngày kết thúc vào thời điểm quá khuya.
Phía trên là chia sẻ về chủ đề “Vệ sinh quán cà phê: Bí quyết giữ chân khách hàng”. Hy vọng thông qua các thông tin chia sẻ ở trên, phần nào hữu ích cho những bạn mới, những bạn mà chuẩn bị kinh doanh cà phê trong tương lai. Nắm được tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh khi kinh doanh cà phê là như thế nào để thành công và giữ chân khách hàng.
Bài viết hữu ích khác:
- Những Phong Cách Thiết Kế Quán Cafe Thu Hút Khách Hàng
- Mẹo Thiết Kế Quán Cafe Sân Vườn Thu Hút Khách Hàng
- Khám Phá Bí Quyết Thiết Kế Quán Cà Phê & Trà Sữa Thành Công
- 3 Sự Thật Cần Biết Trước Khi Bán Cà Phê Take-Away
- Kinh Doanh Trà Sữa và Cà Phê: Khi Nào Nên Đăng Ký Bảo Hộ Thương Hiệu?
- Kinh Doanh Quán Trà Sữa & Cà Phê: Có Đóng Thuế Hay Không?
- Bí Quyết Thuê Mặt Bằng Kinh Doanh Trà Sữa Và Cà Phê