i-phone

Tin tức


Các Lỗi Thường Gặp Và Cách Tự Sửa Máy Ép Ly Trà Sữa Tại Nhà

Trong quá trình vận hành máy ép miệng ly trà sữa để phục vụ cho khách hàng của các cửa hàng kinh doanh đồ ăn hoặc đồ uống sẽ không thể nào không tránh khỏi được tình huống máy bị lỗi hoặc bị hỏng.

Trong quá trình vận hành máy ép miệng ly trà sữa để phục vụ cho khách hàng của các cửa hàng kinh doanh đồ ăn hoặc đồ uống sẽ không thể nào không tránh khỏi được tình huống máy bị lỗi hoặc bị hỏng. Tình huống này sẽ khiến cho khâu phục vụ bị gián đoạn làm ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của cửa hàng. Vì vậy các chủ cửa hàng cần phải trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản để có thể tự xử lý kịp thời được các lỗi cơ của máy thường xảy xảy ra nhằm đảm bảo cho công việc phục vụ và hoạt động kinh doanh của quán được diễn ra thuận lợi.

Vai Trò Của Máy Ép Ly Trà Sữa Đối Với Cửa Hàng Ăn Uống

Máy Ép Ly Trà Sữa nói riêng hay máy ép miệng ly nói chung dùng để ép miệng hay dán miệng cho những chiếc ly nhựa và ly giấy dùng để đựng thức ăn và thức uống cho các cửa hàng kinh doanh ăn uống gồm quán ăn vặt, quán chè, quán trà sữa, quán cà phê, … đóng vai trò rất quan trọng. Chủ cửa hàng sẽ dễ dàng đóng miệng ly đựng thức ăn đồ uống một cách nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian phục vụ khách hàng và thời gian bàn giao đồ ăn/thức uống cho khách hàng nhanh chóng.

Nhờ vào chức năng dán miệng ly, mà thức ăn và đồ uống được đựng bên trong những chiếc ly giấy và ly nhựa được vệ sinh và an toàn hơn cho người tiêu dùng như tránh được bụi bặm, bảo quản hương vị của đồ ăn đồ uống và đặc biệt hạn chế hoàn toàn tình trạng đổ hoặc tràn đồ ăn hoặc thức uống ra bên ngoài trong quá trình vận chuyển hoặc khách hàng mua mang đi (take away).

Cấu Tạo Và Chức Năng Bộ Phận Chính Của máy Ép Miệng Ly

Để thuận tiện hơn trong việc xử lý các lỗi thường gặp của máy ép miệng ly, việc biết được cấu tạo và chức năng của các bộ phận nó là điều cần thiết, từ đó người sử dụng có thể hiểu được nguyên lý hoạt động và dễ tìm được lỗi xảy ra ở đâu và cách khắc phục tốt hơn.

Máy ép miệng ly nói chung và máy ép miệng ly trà sữa nói riêng, chúng có cấu tạo gồm 3 phần, gồm thân máy, trục gắn cuộn màng ép ly và miệng đốt nóng.

Thân máy được cố định và bao phủ bằng một lớp thép, thân máy giúp cho các bộ phận còn lại hoạt động ổn định để thực hiện chức năng dán miệng ly.

Trục gắn cuộn màng ép ly gồm có 1 trục chính và 1 trục phụ, trục chính dùng gắn cuộn màng, trục phụ có chức năng kéo phôi sau khi máy dán xong mỗi miệng ly. Phôi là phần cuộn màng ép ly còn thừa lại sau khi máy đã dán xong mỗi miệng ly.

Miệng đốt nóng có chức năng nung nóng làm cho cuộn màng ép ly và miệng ly kết dính lại với nhau. Đây là bộ phận hoạt động thường xuyên nhất trên máy ép miệng ly. Nhiệt độ làm nóng của nó từ 100 độ C đến 200 độ C và bạn có thể tùy chỉnh được nhiệt độ phù hợp với từng loại ly nhựa và ly giấy.

Các Loại Máy Ép Ly Trà Sữa

Máy ép miệng ly có nhiều loại, mỗi loại có đặc điểm, cách hoạt động, công suất và giá thành khác nhau. Tùy vào quy mô cửa hàng, ngân sách, nhu cầu sử dụng, mà từ đó chủ quán kinh doanh ăn uống sẽ chọn loại máy ép ly phù hợp. Hiện nay trên trị trường có tổng cộng 3 loại, máy ép ly bằng tay, máy ép ly bán tự động và máy ép tự động hoàn toàn.

Loại Máy Ép Miệng Ly Bằng Tay

Máy Ép Miệng Ly Bằng Tay còn được gọi là máy ép ly thủ công, người sử dụng phải thực hiện các thao tác quan trọng để hỗ trợ máy gần như là hoàn toàn trong suốt quá trình dán miệng ly. Thao tác gồm kéo khay chứa ly, đưa ly vào khay, dùng tay đẩy khay chứa ly vào vị trí ép miệng ly, dùng tay kéo phô, dùng tay kéo cần dập ly, dùng tay kéo khay chứa ly sau khi hoàn tất dán miệng ly.

Máy Ép Miệng Ly Trà Sữa Thủ Công

Những cửa hàng kinh doanh ăn uống có quy mô nhỏ, có lượng khách hàng nhỏ lẻ, lựa chọn loại máy ép miệng ly bằng tay là lựa chọn rất phù hợp. Bởi công suất của loại máy này rất thấp, người sử dụng phải thao tác khá nhiều và thời gian dán mỗi miệng ly của loại máy này tương đối lâu từ 10 – 15 giây. Giá bán loại máy này trên thị trường giao động từ 1,3 triệu – 1,6 triệu đồng/ máy.

>>> Tham khảo sản phẩm tại Kho Ly Thái Sơn: Máy Ép Miệng Ly Thủ Công

Loại Máy Ép Miệng Ly Bán Tự Động

Máy Ép Miệng Ly Bán Tự Động sẽ tự động thực hiện một số công đoạn và người sử dụng cũng phải thao tác phụ thêm trong quá trình máy thực hiện chức năng dán miệng ly. Các thao tác phụ gồm kéo khay chứa ly, bỏ ly vào khay chứa ly, đẩy khay chưa ly vào vị trí ép miệng ly, máy tự động  kéo phôi tại trục phụ và kéo cuộn màng đến miệng ly và hoàn tất dán miệng ly, dùng tay kéo khay chứa ly ra và lấy ly đựng thức uống giao cho khách hàng.

Máy Ép Miệng Ly Trà Sữa Bán Tự Động

Những cửa hàng kinh doanh ăn uống có quy mô vừa, có lượng thực khách mỗi ngày từ 100 khách trở lên, thì nên lựa chọn loại Máy Ép Ly Tự Động để công việc pha chế hiệu quả. Việc sử dụng loại máy bán tự động sẽ giúp cho chủ cửa hàng tiết kiệm được thời gian, tiết kiệm công sức và đảm bảo được công việc pha chế nói riêng nhanh hơn. Thời gian dán miệng ly của loại máy này giao động từ 5 – 10 giây. Giá bán trên thị trường giao động từ 5,6 triệu – 5,8 triệu đồng/máy.

>>> Tham khảo sản phẩm tại Kho Ly Thái Sơn: Máy Ép Miệng Ly Bán Tự Động

Loại Máy Ép Miệng Ly Tự Động Hoàn Toàn

Máy Ép Miệng Ly Tự Động Hoàn Toàn sẽ tự động thực hiện gần như tất các công đoạn quan trọng, người sử dụng chỉ cần cắm nguồn điện, bật công tắc, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với loại ly, đưa những chiếc ly nhựa và ly giấy đựng thức ăn hoặc đồ uống và khay, sau đó máy dẽ tự động thực hiện hết các thao tác còn lại. Sau khi hoàn tất dán miệng ly, khay chứa ly sẽ tự động đẩy ra, lúc này người sử dụng sẽ lấy ly ra và giao cho thực khách. Thời gian dán miệng ly của loại máy này rất nhanh từ 4 – 5 giây. Giá bán trên thị trường giao đồng từ 6,8 triệu – 7,2 triệu/máy.

Máy Ép Miệng Ly Trà Sữa Tự Động 100%

Với những của hàng kinh doanh đồ ăn hay thức uống có quy mô lớn, hoạt động theo chuỗi hoặc theo hệ thống, có lượng khách hàng hàng nghìn mỗi tháng, thì loại máy Ép Miệng Ly Tự Động Hoàn Toàn sẽ là lựa chọn tốt nhất bởi công suất hoạt động rất lớn giúp cho công việc pha chế được hiệu quả hơn, tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức cho nhân viên pha chế.

>>> Tham sản phẩm tại Kho Ly Thái Sơn: Máy Ép Miệng Ly Tự Động Hoàn Toàn

Cách Sử Dụng Và Bảo Quản Máy Ép Miệng Ly Trà Sữa

Để máy ép miệng ly trà sữa tại chổ bằng phẳng trong khu vực pha chế, cắm nguồn điện, đợi tầm 2-3 phút sau đó tiến hành sử dụng. Tùy vào từng loại máy thì cách sử dụng và cách thao tác đi kèm sẽ khác nhau, sau đây là cách sử dụng của từng loại máy:

Cách Sử Dụng Máy Ép Miệng Ly Thủ Công Bằng Tay

Gắn cuộn màng ép ly lên trục chính và xả cuộn màn gắn lên trục phụ. Kéo khay đựng ly ra, đưa ly nhựa vào khay đựng ly, đẩy khay đựng ly vào đúng vị trí của vòng nhiệt, quay trục phụ để kéo phôi cuộn màng đến đúng vị trí miệng ly, kéo cần dập miệng ly và giữ 3-5 giây, kéo khay chứa ly ra, lấy ly đựng thức uống và bàn giao cho khách hàng.

Cách Sử Dụng Máy Ép Miệng Ly Bán Tự Động

Gắn cuộn màng lên trục chính, xả cuộn màng từ trục chính sau đó gắn lên trục phụ kéo phôi, kéo khay đựng ly ra, bật công tắc cho trục phụ kéo phôi cuộn màng đến vị trí miệng ly, bỏ ly vào khay, đẩy khay chứa ly vào đúng vị trí ép miệng ly, máy tự động hoàn tất ép miệng ly, dùng tay kéo khay đựng ly ra. Sau đó lấy và bàn giao ly đựng thức uống cho khách hàng.

Cách Sử Dụng Máy Ép Miệng Ly Tự Động Hoàn Toàn

Gắn cuộn màng lên trục chính, xả cuộn màng từ trục chính và gắn lên trục phụ kéo phôi, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, điều chỉnh số lượng ly cần thực hiện, ấn công tắc thực hiện, khay đựng ly tự động đưa ra và chúng ta bỏ ly đựng thức uống vào khay, sau đó chờ máy hoàn tất việc miệng dán ly sau khi khay đựng ly được tự động đưa ra ngoài, sau đó dùng tay lấy và bàn giao ly đựng thức uống cho thực khách.

Việc sử dụng các loại máy ép miệng ly nói chung rất dễ, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn là có thể tự mình sử dụng được vì hầu hết các loại máy ở các hãng sản xuất khác nhau đều có cách sử dụng như nhau. Nhưng việc bảo quản máy sao cho đúng cách thì không hẳn ai cũng biết. Việc bảo quản máy đúng cách sẽ giúp cho máy hoạt động ổn định, công việc kinh pha chế sẽ ít gặp sự cố. Máy sẽ bền bỉ hơn, giúp chủ cửa hàng không phải tốn nhiều chi phí sửa chửa vì bảo quản máy không đúng cách.

Khu pha chế là nơi có rất nhiều chất ngọt như đường và các nguyên vật liệu pha chế khác. Nói chung các chất này khi bám lâu lên các vật dụng được làm bằng sắt hoặc thiết bị điện rất dễ gây ra hư hỏng và oxi hóa. Nói riêng máy ép miệng ly, đây là thiết bị điện, chính vì thế chủ quán cần lưu ý.

Sau mỗi ngày sử dụng, chúng ta nên lau chùi bề mặt ngoài của thân máy, giúp cho thân máy luôn sạch sẽ và vệ sinh, giúp hạn chế được tình trạng rỉ sét vì thân máy được làm bằng kim loại sắt.

Trong quá trình pha chế, tránh làm đổ thức uống trực tiếp lên máy, vì đây là thiết bị điện, nên có thể làm cháy các bộ phận nhỏ nằm ở bên trong thân máy, khiến máy dừng hoạt động, thậm chí là chạm điện gây nguy hiểm đến tính mạng của người sử dụng.

Vòng nhiệt nằm bên trong thân máy, có chức năng nung nóng làm kết dính cuộn màng và miệng ly nhựa hoặc miệng ly giấy lại với nhau. Tại vị trí vòng nhiệt bên trong thân máy thường xuyên bị bám nhiều chất ngọt và bị oxi hóa, lâu ngày sẽ giây ra hiện tượng màng ép miệng ly không dính sát với miệng ly. Chính vì thế, ngoài việc vệ sinh thân máy, thì người sử dụng cũng cần lưu ý nhiều đến việc vệ sinh Vòng Nhiệt.

Các Lỗi Thường Gặp Và Cách Tự Sửa Máy Ép Miệng Ly

Màng ép miệng ly không dính vào miệng ly

Màng ép miệng ly không dính chặt hoặc không dính vào miệng ly sau khi máy hoàn tất việc ép miệng ly. Đây là một trong những lỗi thường gặp nhất nhưng không hẵn những người mới sử dụng nào cũng biết được cách tự sửa khi gặp lỗi này.

Nguyên nhân chính của lỗi này là do vòng nhiệt nằm bên trong thân máy bị bám bẩn khiến cho việc ép miệng ly không được hiệu quả. Vòng nhiệt có chức năng làm kết dính màng ép miệng ly và miệng ly lại với nhau bằng cách nung nóng nhiệt.

Cách tự sửa lỗi này rất đơn giản, chúng ta chỉ cần lấy vòng nhiệt ra và vệ sinh lại cho sạch các bám bẩn, các bám bẩn này chủ yếu là chất đường. Sau khi vệ sinh xong, chúng ta sẽ gắn vào lại và hoạt động máy để kiểm tra. Trường hợp màng ép ly vẫn không kết dính được với miệng ly, thì chúng ta sẽ thay thế một vòng nhiệt mới vì bộ phận vòng nhiệt đang sử dụng trên máy đã bị hỏng.

Mất Nguồn Điện

Khi cắm nguồn điện và chúng ta không thấy máy hoạt động hoặc không thấy đèn báo hiệu. Nguyên nhân có thể dây nguồn bị đứt hoặc một trong các bộ phận bên trong thân máy bị cháy hay bị hỏng. Chúng ta sẽ dùng đồng hồ đo điện để kiểm tra và phát hiện bộ phận nào hỏng thì thay mới bộ phận đó.

Hỏng Mắt Đọc

Khi nguồn điện vào máy và các bộ phận khác hoạt động bình thường nhưng đến khâu máy tự ép miệng ly thì không thể thực hiện và máy bị đứng lại. Khả năng cao là mắc đọc của máy đã bị hỏng, khiến cho máy không nhận biết đết có thể tự động thực hiện chức năng dán miệng ly. Đây là lỗi xảy ra ở dòng máy bán tự động và tự động hoàn toàn. Trường hợp này, chúng ta cần phải thay thế một mắt đọc mới.

Làm Gì Khi Tự Sửa Máy Ép Ly Trà Sữa Không Thành Công

Phía trên đã trình bày một số lỗi thường gặp và cách tự xử lý. Nhưng câu hỏi đặt ra là tự sửa nhưng không thành công thì phải làm gì? Nếu bạn gặp tình huống như thế này, bạn hãy liên hệ Kho Ly Thái Sơn, đội ngũ kỹ thuật viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn, trong trường hợp chúng tôi xác định chính xác lỗi máy của bạn và cách xử lý lỗi quá khó đối với bạn thì chúng tôi sẽ nhận máy của bạn về cơ sở của chúng tôi để sửa chửa.

Tóm tắt lại, máy ép miệng ly đóng vai trò rất quan trọng trong khâu pha chế, chính về thế chúng ta cần phải chú trọng việc bảo quản máy nhiều hơn để nó luôn hoạt động trong tình trạng tốt nhất. Cách tốt nhất là chúng ta nên chuẩn bị sẵn 1 máy dự phòng, trong trường hợp máy ép ly chính bị hỏng hay lỗi thì chúng ta sẽ lấy máy dự phòng ra để sử dụng để đảm bảo cho công việc pha chế của quán diễn ra thuận lợi.

Thông Tin Liên Hệ

Bài Viết Có Thể Bạn Quan Tâm:

Chat with us